Trang

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Bàn thí nghiệm vật lý và những thí nghiệm được đưa vào thực tế đời sống học sinh hiện nay

Thực trạng vấn đề vận dụng kiến thức thực tế môn vật lý hay trên bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của sinh viên, học sinh

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống hay những thí nghiệm trên bàn thí nghiệm. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Muốn gắn kết môn vật lý với đời sống thực tế thì chúng ta phải có nhiều thí nghiệm.

Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó. “Phát hiện” này thật bất ngờ khi tác giả của nó là một số giáo viên thể dục khi sử dụng loại đồng hồ này trong một tiết dạy thể dục!

Với kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học, ở trên lớp các em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác các phương trình của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng những định nghĩa về vận tốc, gia tốc, các khái niệm về chuyển động cong, chuyển động tròn đều, các định luật Niutơn … Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động nhanh dần, về chuyển động chậm dần”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên (trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những chỗ đường vòng?…

Kiến thức trên sách vở và kiến thức thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

Các kiến thức vật lí về tĩnh học lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn hay trên bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửa mét tròng vào cán của chiếc cờlê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc để lấy bánh xe ôtô ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập, … chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh.

Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội được trên lớp học ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chương trình hiện nay, chẳng hạn phần lí thuyết về điện học (cả điện xoay chiều lẫn điện một chiều) kết hợp với những yêu cầu bắt buộc của các bài thí nghiệm thực hành, theo chúng tôi là tương đối hợp lí, đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, liệu có bao nhiêu vị phụ huynh dám giao cho con mình tự đi mua một đoạn dây chì để thay cho đoạn dây chì đã bị đứt ở nhà? Bao nhiêu em có thể tự mình lắp được bộ đèn nêôn (gồm bóng đèn, tăng phô, chuột)? … Với các em, việc đấu nối được một chiếc công tắc đèn bàn sao cho khi bật phía nọ thì đèn sáng, bật phía kia thì đèn tắt, có lẽ đó cũng đã là một kì công rồi. Những điều đó thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

Chúng tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp ở một số địa phương khác nhau, hầu như họ cũng có nhận định như vậy, thậm chí nhiều giáo viên giảng dạy ở khu vực nông thôn, miền núi cho biết thực trạng trên còn có thể xấu hơn. Nếu sinh viên, học sinh được ứng dụng những thí nghiệm thực tế và thí nghiệm trên bàn thí nghiệm vật lý nhiều hơn sẽ là một bước phát triển mới cho bộ môn vật lý và ngành công nghiệp của nước ta

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 0.0/10 (0 votes cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét