Trang

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Cần có một phòng thí nghiệm hiện đại, với bàn thí nghiệm đa năng kiểm tra an toàn chè

Phòng thí nghiệm với bàn thí nghiệm đa năng dành cho chè Việt Nam

Nhưng chúng ta đã biết mỗi một năm nước ta sản xuất ra rất nhiều tấn chè, Và con số đó ngày được tăng lên một cách rõ rệt. Vì vậy, để giành được danh tiếng và sự tin cậy của các đối tác nhập khẩu, Việt Nam cần chứng minh quá trình sản xuất chè an toàn và vệ sinh không có dư lượng thuốc trừ sâu, những chất gây ô nhiễm. Do đó, việc lập phòng thí nghiệm với bàn thí nghiệm đa năng độ an toàn của chè là rất cần thiết.

Theo khảo sát của Công ty tư vấn Landell Mill (Anh), ở cấp độ trung ương, hiện nay Việt Nam mới chỉ có một số phòng thí nghiệm, bàn thí nghiệm kiểm soát độ an toàn của chè như Trung tâm kiểm tra và kiểm soát hàm lượng thuốc trừ sâu phía Bắc của Bộ NNPTNT, các phòng thí nghiệm của Vinacontrol, các phòng thí nghiệm của Tổng Công ty chè Việt Nam (Vinatea) và phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI). Trong khi đó ở cấp độ địa phương, hiện không có bất cứ phòng thí nghiệm nào dành riêng cho việc phân tích mẫu chè cũng như không có phòng thí nghiệm chính thức và chuyên dụng cho việc phân tích cặn thuốc sâu, kim loại nặng và vi trùng. Đó là chưa kể đến việc các phòng thí nghiệm của Việt Nam nếu có cũng không có đủ khả năng phân tích mẫu chè xuất khẩu với độ nhạy yêu cầu ở mức cao và dư lượng thuốc trừ sâu ở mức thấp nhất (MRLs = 0,005-0,01mg/kg) cho kết quả trong khoảng thời gian 48h như yêu cầu của các nhà nhập khẩu…

Thiếu hụt phòng thí nghiệm với bàn thí nghiệm đa năng đang khiến nhà sản xuất chè đối mặt với khó khăn.

Việc xuất khẩu chè sang các thị trường khó tính như EU. Hiện nay, một mẫu chè cần phải được phân tích trước khi xuất khẩu và sau đó tiếp tục được phân tích tại phòng thí nghiệm trên bàn thí nghiệm sau khi chuyển đến nhà nhập khẩu. Việc phân tích lần 2 này chỉ được thực hiện và chứng nhận bởi các phòng thí nghiệm EU như Eurofin mới được chấp nhận với mức giá phân tích rất cao lên đến 480 euro/1 lô hàng (1000kg). Tuy bên nhập khẩu phải trả chi phí phân tích nhưng thực tế bên xuất khẩu cũng gián tiếp chịu chi phí này. Vì vậy trong bối cảnh đó, việc thiết lập các phòng thí nghiệm hiện đại và chất lượng, có khả năng phân tích nhiều loại thuốc trừ sâu (450 hợp chất) và các chất gây ô nhiễm khác…tại Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Song song đó cũng cần phải có hệ thống phương tiện vận tải (dùng cho việc thu hoạch) được trang bị thêm ngăn lạnh để thu gom mẫu từ khắp các vùng nguyên liệu, thuận lợi cho công tác vận chuyển mẫu chè có đặc tính dễ bị hỏng; cùng với trung tâm thông tin tại phòng thí nghiệm với bàn thí nghiệm đa năng. Tại trung tâm thông tin này, tất cả dữ liệu từ các phân tích thí nghiệm sẽ được tập hợp để sử dụng cho các mục đích như: đánh giá hệ thống kiểm soát bệnh ở cây chè, đánh giá nguy cơ cặn thuốc trừ sâu trong cây chè và giám sát các thông số chung (GAP) để áp dụng các khuyến cáo chính thức từ nông dân, đồng thời thu thập và cập nhật thông tin về các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới cung cấp cho khách hàng…

 

VN:F [1.9.17_1161]please wait...Rating: 10.0/10 (1 vote cast)VN:F [1.9.17_1161]Rating: 0 (from 0 votes)Cần có một phòng thí nghiệm hiện đại, với bàn thí nghiệm đa năng kiểm tra an toàn chè, 10.0 out of 10 based on 1 rating

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét